Sunday, 18 November 2012

Flamingo Đại Lải Resort

Cách Hà Nội chừng 45- 50km, Flamingo Đại Lải Resort là nơi lãng mạn, riêng tư để chụp ảnh cưới với nhiều view đẹp: lịch sự sang trọng với không gian uống, rừng thông tình nhân trải dài, những vườn hoa bướm rập rờn, thảm cỏ mướt xanh hay bãi tàu đẹp như trong phim cùng những biệt thự độc đáo, xa xỉ. Đây cũng là nơi rất thú vị để tổ chức team building^^.


BAMBOO WINGS
Uống cafe hay ăn trưa view rất đẹp


CẢM GIÁC ĐI TRÊN NƯỚC



- CÂY KHÔNG LÁ -


- VƯỜN HOA BƯỚM -


-
- TRẢI DÀI -


- CÔ ĐƠN NHƯNG VỮNG CHÃI -


- ĐÔI BẠN TRẺ GIỮA RỪNG THÔNG - 


- KHU BÃI BIỂN -
Đi trên sỏi sột soạt rất thú vị
- CẢNH VEN HỒ -

- CHUNG BƯỚC -

Wednesday, 7 November 2012

Những câu chuyện trà đá!

Chuyện trà đá 1:
- TRÀ ĐÁ NGÃ TƯ SỞ -
Hà Nội! Chỉ 2 tiếng thân thương và giản đơn vậy thôi nhưng luôn là mạch nguồn cảm hứng, khơi gợi biết bao đề tài. Một gói hướng dương, dăm ba cốc trà, mấy anh em say sưa trong những câu chuyện, tìm về một Hà Nội xưa - những ngày bao cấp.

Là đứa sinh ra nhằm đúng năm chuyển đổi, xóa bỏ bao cấp, dù tôi được nghe bố mẹ kể nhiều chuyện nhưng làm sao đã  hiểu hết được. Vậy nên mấy đồng chí đầu 8  như tôi cũng đều mắt chữ O mồm chữ A như nuốt từng lời, từng chữ về Hà Nội một thuở Bạch Mai, Trương Định vẫn còn là đất quê ấy.

Tiếng tàu điện leng keng không còn xa lạ qua những ca khúc về Hà Nội nhưng đã mấy ai biết trò chạy xuôi, nhảy ngược tàu mỗi khi đến bến. Những trạm điện, mấy ông "ghi" tàu, "cắm dây điện" mỗi khi qua khúc cua, khúc quoẹo ấy...là cả một nghệ thuật đấy. Những cuốn tích kê ghi vé dày cộp, những ai trốn vé mà bị 1 chưởng vào đầu thì lần sau chừa, xin cạch đến già. Rồi trò phi dép của các cụ xuống đường đem bán, chiếc dép nhựa đổi được 1-2 hào kẹo...Nghe buồn cười mà cũng tội ghê.

Hà Nội xưa có tiếng lách cách cắt thịt bò khô của mấy ông chạy xe đạp người Hoa, món lạc rang húng lìu thơm và rất đậm vị. Cái hương vị xa lâu rồi chưa tìm thấy.

Pháo Trúc Bạch to và dày, nổ tung trời xác pháo đỏ. Ngày tết có tem phiếu lại được phát 1 lẵng đầy đủ ít bánh, ít kẹo và không thể thiếu được bánh pháo đỏ tươi. Cũng nhớ lắm đấy!

Những câu chuyện bất tận, không liền mạch, cảm xúc bồi hồi ùa về. Đám cưới xưa tổ chức thật bình dị và văn minh. Các khu phố đều có phòng cưới cho nam nữ thanh niên đăng ký, chỉ tổ chức tối thôi nhé, bà con làng xóm đến chung vui, uống tách trà, ăn cái kẹo mừng. Có điều lạ là ai tổ chức cưới ban ngày là có vấn đề lớn, chẳng hiểu sao nữa...Nhà nào có loa đài bật nhạc là oách lắm!

Tem phiếu...chính là lý do thay đổi quan điểm chọn vợ chọn chồng ngày đó. Lấy vợ mậu dịch viên, lấy chồng lái xe mới là sướng như tiên. Bởi vì có tiền....cũng không dám tiêu. Phải làm thật to, có tiêu chuẩn mới dám sửa nhà. Nghe ông anh kể chỉ làm lại chút bếp thôi mà đi nhặt gạch đến 4-5 cây số thồ về, thợ xây đi làm mang cặp lồng cơm, khi về thì ép đầy chặt xi măng. Có những điều không thể tin nổi!

Mấy anh em nhìn nhau cười trong ánh đèn chói sáng, tiếng xe máy, ô tô ồn ào, tiếng chém gió của mấy cô cậu thanh niên ngồi cạnh. Cũng là thú vui...Hồi tưởng...Ghi nhận lịch sử và tìm về ký ức một thời...


Hà Nội đẹp dịu dàng



Bình dị quá đỗi!

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Yeu-Ha-Noi-Thieu-nhi/IW7C8CD8.html

- LIỄU RỦ MẶT HỒ -


- SOI BÓNG - 







Wednesday, 24 October 2012

Hôn lễ ở nhà thờ

Đi dự đám cưới anh đồng nghiệp ở tận Hải Phòng - 1 đám cưới theo đạo được tổ chức ở nhà thờ lớn. Có lẽ đây là nét văn hóa rất riêng mà trước giờ mình chưa hề biết đến, chỉ xem qua phim ảnh.

Một đám cưới hết sức ý nghĩa. Chỉ gói gọn trong 60 phút nhưng sao có cảm tưởng như viễn cảnh đôi bạn trẻ bắt đầu viết trang sách cuộc đời hiện ra rõ mồn một. Những bài giảng thật dung dị và thấm đậm đời thường như kim chỉ nam soi đường cho đôi vợ chồng mới cưới tìm đến hạnh phúc gia đình đích thực.

Có những điểm rất hay của đám cưới nhà thờ mà có lẽ những đoạn phim ngắn trên TV chẳng bao giờ có thể tái hiện hết. Và đây là trình tự hôn lễ ở thánh đường đó nhé:

1. Các nghi thức trước Chúa, đội thánh ca hát

2. Cha xứ nhắc lại 1 số giáo lý về tình cảm vợ chồng, thái độ với con nhỏ từ khi là "nhân vị", cách dạy dỗ, yêu thương con cái, giá trị của gia đình hạnh phúc.
Nội dung khá dễ hiểu:
- Khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ thì tinh thần của bố, mẹ ảnh hưởng đến tính cách và sức khỏe sau này của nó rất nhiều. Nếu bố mẹ trong giai đoạn này có ý định phá thai thì đứa trẻ sau này lớn lên tinh thần thường không ổn định. Vì vậy cần có thái độ vui vẻ, bố không khiến mẹ tức giận và mẹ cũng yêu và khiến bố vui.
- Nuôi dạy đứa trẻ: không quá cưng chiều, chú ý những hành vi và cách nhìn nhận của chính bậc làm cha, làm mẹ. Vd: đứa trẻ bị ngã, mẹ đánh chừa hòn đá hay cái ghế sẽ tạo ấn tượng cho đứa bé về việc đổ tội, không biết tự chủ và giải quyết vấn đề rõ ràng sau này.
- 2 vợ chồng cùng có trách nhiệm nuôi dạy con cái, san sẻ công việc gia đình, yêu thương nhau trọn đời.

3. Cô dâu và chú rể cùng bước giữa 2 hàng ghế. tay nâng giỏ quà tiến đến bàn thờ Chúa, phía trước là 2 thiên thần nhỏ rắc hoa, phía sau là phù dâu và phù rể. 

4. Đôi uyên ương đứng trước bàn thờ Chúa nghe cha xứ đọc hôn phối.



5. Cô dâu chú rể cùng đọc lời thề gắn kết bên nhau trọn đời trước những người làm chứng và khách tham dự hôn lễ.

6.  Cô dâu chú rể trao nhẫn. 

7.. Cô dâu chú rể ký giao ước hôn phối, chính thức trở thành vợ chồng. 


 8. Đội thánh ca hát.

Dọc 2 bên hàng ghế thường treo giỏ hoa nhỏ xinh xắn trang trí. Không khí trang nghiêm. Màu váy và hoa cô dâu cầm luôn là màu trắng thể hiện sự trong trắng, tinh khiết. 

Theo lệ, cô dâu và chú rể trước đó đã cùng học giáo lý hôn nhân từ 1-3 tháng (bắt buộc).

Nếu như giấy đăng ký kết hôn thể hiện thủ tục pháp lý thì giao ước hôn phối chính là chứng nhận về mặt tinh thần cho sự kết hợp của đôi uyên ương. 

Kết thúc hôn lễ ở nhà thờ, thường có tiệc tổ chức ở nhà hàng mời bạn bè và họ hàng cùng chia vui.

Saturday, 13 October 2012

Mẹo nhỏ an toàn khi đi phượt

Sự cố là những điều không ai mong đợi nhưng bất cứ sự chuẩn bị tinh thần hay trang bị sẵn sàng để giảm thiểu thiệt hại luôn được đánh giá cao. Đặc biệt trong những chuyến đi phượt xa, đến những vùng không người thân thuộc, lạ nước lạ cái chúng ta càng nên lưu ý vấn đề an toàn của bản thân. Hãy cùng bỏ túi vài mẹo nhỏ sau nhé:

1. Mang >1 chiếc điện thoại di động. Nên có 1 chiếc nho nhỏ được sạc đầy pin với 1 sim dự phòng. Có thể giấu ở nơi bí mật, không ai ngờ tới nhất (khe giầy, túi lót trong). Với cầu nối với thế giới bên ngoài này, dân phượt sẽ vững tâm hơn vì luôn có khả năng tìm được sự trợ giúp bên ngoài, liên lạc được với đồng đội.

2. Dù đi theo đoàn nhưng nguy cơ bị tách đoàn rất cao. Hãy tưởng tượng trong khung cảnh tĩnh lặng ở đâu có 2 tên côn đồ xuất hiện. Trong trường hợp nguy cấp, 1 thanh gậy tự vệ luôn hữu ích. Đây có thể là 1 thanh gỗ chặn ngang balo đeo để chống lưng. Có thể ngụy trang bằng cách dán băng dính xanh hoặc lấy báo bọc.

3. Trên đường đi độc hành, dù có thiết bị sửa chữa xe nhưng tốt nhất ta nên cảnh giác, nếu có thể chụp lại số điện thoại và địa điểm sửa xe đã đi qua. Khi cần có thể gọi thợ sửa ở nơi hẻo lánh.

4. Sẵn sàng tinh thần nhờ vả và xin ngủ đêm trong điều kiện lạc đường và không nắm rõ địa hình khi đi trong đêm tối.

Monday, 1 October 2012

Hà Nội nhỏ xinh


Hà Nội ngày đầu năm 2013


Hà Nội mùa thu 2012

- Nắng thu -
- Bóng nắng -
                     
- Nhà B -

- Khung cửa sổ -





Saturday, 22 September 2012

Friday, 21 September 2012

Quê ngoại làng Chều (Hà Nam)

Hôm qua đưa bác Tuấn về quê ngoại, một ngày thu tiết trời mát dịu. Lại khóc! Nhớ và thương bố vô cùng. Bác với bố có nhiều điểm chung, tuy nóng tính nhưng chịu thương chịu khó, thương vợ thương con và…Cả 2 đều có những ngày cuối chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Quê nghèo đón bác, ruộng đồng lại bao bọc người con trở về với đất…Buồn!

ĐÌNH LÀNG  CHỀU
Lần đầu về quê ngoại, cảm giác thật lạ. Là tìm về với cội nguồn, thấy sao náo nức, thân thương. Ruộng đồng trải dài, lúa vào mùa gặt. Sóng lúa đùa với nắng hanh vàng! Nguyên Lý, Lý Nhân – vùng quê nghèo với nghề làm bánh đa nem truyền thống. Giàn phơi bánh trải dài 2 bên đường, chạy theo nắng. Bánh lúc đầu có màu đục nhờ nhờ, sau khô trắng dần lên, giòn giòn. Tiếng lá nem nổ lép bép nghe thật vui tai.


PHÊN BÁNH ĐA NEM!
 Người dân làng mình có vẻ hồn hậu, dễ gần. Đi qua chào chú chào cô hỏi đường ai nấy cũng nhiệt tình chỉ dẫn, kèm theo một nụ cười thân thiện. Cái chất phác như đã ngấm trong máu thịt, dù cơn bão thị trường có ào qua làng nhưng không đủ mạnh để cuốn trôi mất. Yêu lắm tình thân ruột thịt, truyền thống gia đình. Bố mẹ tình cảm, con cái ngoan ngoãn, lễ phép, ai ai cũng chăm chỉ, ham làm. Cuộc sống thật bình dị biết bao! Căn nhà nhỏ khang trang, gian bếp góc vườn vẫn đượm mùi khói củi. Trong vườn rau xanh ngắt, khế vàng lúc lắc, hoa nở tím cây, đàn gà chạy bộ giỡn nhau tìm giun thóc. Mấy chú chó nhà to bự quanh quẩn quấn chân chủ rồi lảng ra nằm góc sân thư giãn đầy khoan khoái.
                                                       
KIẾM ĂN!
HOA KHẾ!
HOA MƯỚP VÀNG!
Vẫn có chút nghĩ suy…Hà Nội về quê sao mà ồn ã, vẫn chút gì đó kiểu cách của người có tiền, chẳng hề kiêng dè tình quê. Không phán xét nhưng sao buồn!

Friday, 27 July 2012

Có những con đường! (Viết cho ngày 27.7)



Có những con đường không rải nhựa. Có những  con đường chông gai. Có những con đường không biết đến ngày mai…Em đã đi trên những con đường và tưởng tượng về một ngày xưa không xa lắm.

Dọc đường mòn Hồ Chí Minh có bao nhiêu tượng đài Tổ quốc ghi công, biết bao mộ liệt sỹ vô danh, biết bao tên các anh mà gia đình ở nơi xa vẫn mỏi mòn tìm kiếm. Cái nắng của nhựa đường, cái gió miền Trung thổi tạt. Chỉ vậy thôi mà em đã thấy mệt mỏi. Ngày xưa, cũng con đường ấy, thiếu thốn trăm đường, vai các anh mang súng, thồ hàng, rừng lá che chở. Sốt rét! Rừng thiêng nước độc. Mồ hôi, nước mắt và máu!

Sông Thạch Hãn giờ hiền hòa, bến Hiền Lương cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới xưa chia cách 2 miền. Nay còn đó hòa trong nước sông là máu đỏ đã phôi màu theo thời gian. 81 đại đội, rất nhiều người là trí thức vẫn còn ngỡ ngàng với cuộc đời lính. Có những chàng trai vừa cưới vợ đã phải nói lời biệt ly…Để rồi cho “tuổi đôi mươi thành sóng nước – vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm”. Người dân quanh đầy vẫn đồn rằng, vẳng trong màn đêm tĩnh lặng vẫn nghe tiếng các anh gọi nhau xa xăm. Các anh nằm đó và dòng sông là đất mẹ, ôm trọn người con đất Việt vào lòng…yêu thương.

Qua Đức Phổ (Quảng Ngãi) lại nhớ chị Trâm. Những dòng nhật ký không tuổi. Bệnh xá 24/24 mang tên người con gái thùy mị mà quật cường. Mảnh đất găm trong mình bao bom mìn, lửa đạn. Những vết thương giờ liệu đã lành?

Cảm động và cảm phục nhiều lăm!

Con đường Hồ Chí Minh trên biển. Những chuyến tàu không số mà số phận cũng lênh đênh như những con sóng. Có những câu chuyện không thể ngăn nước mắt chảy dài. Bến Vũng Rô nép mình bên lòng núi, nơi trú ẩn an toàn cho những chuyến tàu không số chở đạn dược. Nhưng cũng có những lần kém may mắn, sợ địch phát hiện, quân ta phải tận mắt chứng kiến cảnh cho nổ tàu  để tránh quân thù mà không thể làm gì trợ giúp cho đồng đội. Xót xa lắm thay!

Và ngày hôm nay xin một lần nữa thắp nén nhang cho những người đã khuất, cho cả một thế hệ anh hùng, cho cả những người thân thuộc đã ra đi trong những tháng năm ấy!

Sunday, 22 July 2012

Việt Nam quê hương tôi

TAM TÒA - ĐỒNG HỚI
TƯỢNG ĐÀI MẸ SUỐT (ĐỒNG HỚI)

CẦU TRÀNG TIỀN
THUYỀN ĐẬU BẾN LĂNG CÔ
LĂNG CÔ 
ĐÈO HẢI VÂN
VĨ TUYẾN 17
HỘI AN
GÓC PHỐ HỘI
ĐỒNG CAU
CHÂU Ổ VỀ ĐÊM
SÔNG TRÀ BỒNG
BÓNG ANH VÀ BÓNG EM
BỆNH VIỆN CHỊ TRÂM
ĐỒNG MUỐI


ĐẠI LÃNH
SA HUỲNH
MÂY VIỆT 
NẮNG RỌI
RƠM QUÊ
HOÀNG HÔN
GHỀNH RÁNG
QUY NHƠN
NHA TRANG
RÁNG CHIỀU
TÙY PHONG
LẺ BÓNG


MŨI NÉ
CỒN CÁT PHAN THIẾT